Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Giảm 4kg trong vòng 1 tuần với thứ nước uống dễ tìm không ngờ tới

Theo Healthline.com, lượng giấm táo tối ưu để tiêu thụ hàng ngày là một hai muỗng canh (15-30ml).




Giấm (dấm táo) đã được sử dụng để nấu ăn và điều trị bệnh trong hàng nghìn năm qua. Loại giấm được lên men từ quả táo đang được sử dụng như một phương pháp để giảm cân, với các nghiên cứu chứng minh về hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.

Sử dụng giấm táo có thể làm tiêu mỡ bụng, giảm tỷ lệ mỡ cơ thể và làm tan mỡ.

Nhưng bạn nên uống bao nhiêu giấm táo và bạn nên uống nó như thế nào?

Giấm táo giúp tăng tốc độ giảm cân theo nhiều cách, một là làm tăng tốc độ trao đổi chất.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng uống giấm táo làm tăng năng suất đốt cháy chất béo và giảm sản xuất chất béo và đường trong gan.

Một cách khác nó giúp chất béo tiêu đi là bằng cách giảm lưu trữ chất béo, bằng cách tăng số lượng các gene làm giảm lưu trữ mỡ bụng.

Giấm táo cũng đốt cháy chất béo bằng cách tăng số lượng gen đốt cháy chất béo của cơ thể và ngăn chặn sự thèm ăn.



Uống bao nhiêu giấm táo là đủ?

Theo Healthline.com, lượng giấm táo tối ưu để tiêu thụ hàng ngày là một hai muỗng canh (15-30ml). Tốt nhất là nên chia số lượng này thành hai ba liều một ngày và tốt nhất là bạn nên dùng nó trước bữa ăn.

Những lợi ích khác của việc thêm giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giúp PCOS và chống lại vi khuẩn và virus.

Một điều khác giúp bạn kiểm soát cân nặng đó là giấm táo kiểm soát sự thèm ăn đường. Các nhà khoa học đã phát hiện việc tiêu thụ một lượng nhỏ giấm này sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu, có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm ăn.

Trong một nghiên cứu của Thụy Điển, các đối tượng thử nghiệm ăn bánh mì trắng - một loại carbohydrate giải phóng nhanh - với giấm được so sánh với những người ăn bánh mì trắng mà không có giấm. Những người tiêu thụ giấm với bánh mì đã giảm đáng kể phản ứng đường trong máu so với những người không.

Khi con cái nản lòng hãy biết cách chia sẻ và giáo dục thông minh

Đôi khi, những khó khăn trắc trở gặp phải trong cuộc sống còn khiến chính người lớn nản lòng, muốn bỏ cuộc, huống hồ là con trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức, tâm lý để trẻ luôn vững vàng.


Khi gặp những tình huống mới lạ, thử thách năng lực bản thân, nhưng khả năng của con lại chưa chạm tới những yêu cầu của hoàn cảnh. Lúc đó con sẽ cảm thất thất vọng, chán nản, và đó cũng là tâm trạng khá phổ biến. 

Khi nản lòng, con thường sẽ dùng ngôn ngữ viết để bày tỏ cảm xúc của mình thông qua những dòng nhật ký. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu này, trong nhịp sinh hoạt bất thường của con, để kịp thời can thiệp vào câu chuyện mà con đang trải qua là gì. Nhờ đó, có thể biết được con có cần đến sự hỗ trợ của chúng ta hay không? và tìm cách hỗ trợ như thế nào?

Nếu không bắt kịp được những dấu hiệu bất thường trên để có sự can thiệp, về lâu dài sẽ sinh ra hậu quả. Khi đó, trẻ sẽ bắt buộc phải tự xoay sở, cũng có trường hợp trẻ không muốn làm phiền đến bố mẹ, cho rằng mình có thể tự giải quyết được vấn đề, nên cứ loay hoay trong câu chuyện của mình. 

Tất nhiên, cả hai trường hợp này đều không tốt, nhưng do các con vẫn đang trong độ tuổi trưởng thành, kĩ năng sống chưa hoàn thiện, nên cách giải quyết vấn đề chắc chắn sẽ chưa hợp lý. Do đó, nếu chọn hai cách xử lý trên, chính các con sẽ làm cho bản thân minh bị tổn thương. 

Lý do con luôn né tránh tìm đến cha mẹ khi nản lòng



Rất ít trẻ khi gặp sự thất bại, lại tìm đến những người yêu thương con nhiều nhất, điều này thực ra liên quan đến áp lực như: cha mẹ đặt lên con cái quá nhiều kì vọng. Khi không thể đạt được những điều cha mẹ mong muốn, con thường sẽ không đủ dũng cảm để thú nhận sự thất bại. 

Thay vào đó, trẻ sẽ tìm đến những trang giấy trắng bởi đây là vật vô tri, vô giác không thể phản hồi ngược lại cảm xúc của con. Bên cạnh đó, dù cha mẹ không nói gì, nhưng chỉ một ánh nhìn khác thường cũng đủ tạo cho trẻ thêm sự áp lực. Một tiếng thở dài của phụ huynh, cũng có thể làm con căng thẳng và đau khổ.  

Ngoài ra, người lớn luôn cho rằng con cái phải là một tấm gương hoàn hảo. Vậy nên, khi thất bại hay có những khiếm khuyết, con sẽ sợ không dám chia sẻ, mà tìm đến một kênh khác chính là bạn bè - người luôn cho con những cái vỗ vai và động viên đúng lúc đúng chỗ. 

Đâu mới là xử trí nhân văn và thông minh khi con nản lòng ?



Cha mẹ tuyệt đối đừng so sánh con với bạn bè khi trẻ nản lòng, bởi đó chính là một cách 'dội thêm gáo nước lạnh' vào vấn đề của con, làm mọi việc trở nên trầm trọng hơn. 

Tuy nhiên, cũng không nên nuông chiều, vì con sẽ nghĩ bố mẹ quá dễ tính và yêu cầu vừa phải, chỉ hiểu khả năng của mình đến đó. Suy nghĩ này, khiến con cứ mãi dậm chân tại chỗ và không có sự thay đổi. 

Thay vào đó, khi con thất bại, tốt nhất hãy ngồi lại cùng con để xem vấn đề thực sự của con là gì? Câu chuyện con đang phải đối diện có ý nghĩa thế nào, với cả hành trình của mình? Nếu điều đó thực sự quan trọng, hãy cùng đi tìm nguyên nhân dẫn đến thất bại, sau đó động viên con gắng vượt lên. 

Nản lòng thực ra là một cơ chế giúp chúng ta có thể kháng cự, và khắc phục được ở tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống về mặt tâm lý. Nhưng sau đó, chúng ta phải đứng lên và có kể hoạch khôi phục nó, chứ không phải bị nhấn chìm sau những thất bại. 

Đôi lúc không cần nói nhiều, nhưng cách cha mẹ vượt qua mọi áp lực sẽ giúp con nhìn nhận, học theo về cách xử lý những vấn đề rắc rối. Ngoài ra, hãy giáo dục cho con biết, không một ai có thể thành công, mà đi trên con đường bằng phẳng, phải có thử thách, thất bại mới hiểu hết được giá trị của chiến thắng.  

Học sinh bị 231 cái tát của cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp phải nhập viện

“Tôi biết rõ việc làm này là sai nên đã đến nhà xin lỗi gia đình em Nhật. Để xảy ra sự việc này cũng do tôi nóng giận và một phần vì áp lực thi đua”, cô Thủy nói liên quan đến việc phạt tát 231 cái khiến học sinh phải nhập viện.


Kể lại với báo chí, cô N.T.P.Thủy, người đã phạt em Nhật học sinh lớp 6 trường THCS chuẩn quốc gia Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình cho hay,  khi lên lớp thì nghe học sinh thưa lại là em Nhật nói tục, chửi mẹ của bạn bên cạnh. Tôi có nói ai chửi tục là sẽ bị các bạn tát nên một số em trong lớp mới tát em Nhật. Khi các học sinh tát, Nhật bị đau nên tiếp tục chửi thề, thấy vậy nên tôi mới tát em một cái rồi đi ra ngoài. Sau đó tôi cũng tìm hiểu và biết có 23 em đã tát em Nhật”. Được biết, lớp có 27 học sinh, chiều đó có 3 bạn vắng học nên em Nhật bị 23 bạn và cô chủ nhiệm tát tất cả 231 cái. “Tôi biết rõ việc làm này là sai nên sau đó đã đến nhà xin lỗi gia đình em Nhật. Để xảy ra sự việc này cũng do tôi nóng giận và một phần vì áp lực thi đua”, cô Thủy nói.


Khi được hỏi về việc bạn Nhật bị tát, em Nguyễn Trung Nguyên (lớp trưởng lớp 6/2) cho biết: “Việc thực hiện tát bạn Nhật là do cô quy định từ trước nên lớp thực hiện. Cô Thủy chỉ có mặt một lúc chứ không chứng kiến toàn bộ việc cả lớp tát bạn Nhật”.

Theo cô giáo Thủy, cô vừa được chuyển từ trường THCS Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) về trường THCS Duy Ninh từ đầu năm học 2018 - 2019 và được làm giáo viên chủ nhiệm của lớp 6/2. Lớp này có 27 học sinh, nhưng chỉ có 1 em xếp loại học lực khá. Phong trào học tập, thi đua rèn luyện của lớp thường được xếp vào tốp cuối của toàn trường.

Cũng theo cô Thủy, nhà trường quy định, lớp có học sinh vi phạm nói tục thì lớp sẽ bị trừ điểm thi đua. Vì vậy, cô đã đặt ra quy định, học sinh nào mắc lỗi nói tục sẽ bị mỗi bạn tát 10 cái vào má. “Tôi biết việc làm của mình là sai, nên cũng rất đau buồn. Mong các em học sinh và gia đình tha lỗi cho tôi”, cô Thủy ân hận.

Trước đó, ngày 19/11 em H.L.N, học sinh lớp 6.2, trường THCS xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện vì bị cô giáo phạt 231 cái tát. Theo nhân chứng kể lại, nam sinh lớp 6 nói tục trong giờ ra chơi và bị đội cờ đỏ ghi lại. Cô Thủy chủ nhiệm lớp phát hiện, yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát vào má em vi phạm, mỗi người 10 cái. Học sinh phản ánh, nếu tát nhẹ thì bị cô giáo phạt ngược lại. Chính cô giáo chủ nhiệm cũng là người tát sau cùng khiến học sinh nam bị ngất đi.

Cô giáo Thủy đã nhận sai và nói lời xin lỗi, thế nhưng giá như mọi việc đã không diễn ra như vậy để cô Thủy không phải nói những lời xin lỗi chua xót như vậy thì có lẽ môi trường sư phạm mới bớt nhức nhối hơn.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học tại Việt Nam

Những năm qua, giáo dục đại học (GDĐH) nước ta đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, với con số khoảng hơn 200 nghìn người có trình độ đại học lâm vào tình trạng thất nghiệp đòi hỏi ngành giáo dục cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy GDĐH phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội.



Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), cả nước hiện có 235 cơ sở GDĐH, mỗi năm đào tạo hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Để nâng cao chất lượng đào tạo, những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở GDĐH chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành… Các cơ sở đào tạo thực hiện gắn đào tạo với thị trường lao động, chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp hoặc phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo đảm chuẩn đầu ra rõ ràng.

Đáng chú ý, những năm qua, các trường triển khai chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao được chuyển giao từ các nước phát triển để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đến nay, các trường đại học trên cả nước đã triển khai được 37 chương trình tiên tiến và khoảng 250 chương trình đào tạo chất lượng cao. Các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên từng bước được cải thiện tăng cả về số lượng và chất lượng. Cả nước có khoảng hơn 72,7 nghìn giảng viên; trong đó, giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 22,68%.

Cùng với đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo Bộ GD và ĐT, tại một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy, giai đoạn 2011-2015, tổng sản phẩm khoa học và công nghệ khối các trường đại học chiếm hơn hai phần ba tổng sản phẩm khoa học và công nghệ cả nước. Chỉ tính riêng các trường đại học trực thuộc Bộ GD và ĐT đã có 383 nhóm nghiên cứu hoạt động hiệu quả và có sức lan tỏa trong toàn hệ thống. Nhiều cơ sở GDĐH đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát triển theo định hướng nghiên cứu và hỗ trợ khởi nghiệp.

Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), theo Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức: ĐHQGHN đã hình thành được 27 nhóm nghiên cứu mạnh, năm nhóm nghiên cứu tiềm năng, 10 phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trọng điểm, tạo ra các sản phẩm khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, chỉ riêng năm 2017, ĐHQGHN công bố 560 bài báo nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế (ISI, Scopus)...

Mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng thực tế hiện nay, chất lượng GDĐH vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Theo các chuyên gia giáo dục, việc có khoảng 200 nghìn người có trình độ đại học bị thất nghiệp do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chất lượng đào tạo. Nhiều cơ sở GDĐH chất lượng đào tạo chưa cao, nhất là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn hạn chế bởi số lượng công trình, bài báo, các phát minh, sáng chế chưa tương xứng với tiềm năng.

Một số trường đại học sau thời gian hoạt động vẫn chưa có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng theo đề án thành lập trường. Trong khi đó, về cơ chế, chính sách còn bất cập khi vấn đề tự chủ thật sự cho các trường đại học chưa được tháo gỡ; mô hình và cơ cấu tổ chức của các cơ sở GDĐH còn nhiều điểm chưa rõ ràng… Việc thành lập trường, mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh… chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động…

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để nâng cao chất lượng GDĐH cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là từ cơ quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ cơ chế, chính sách và kiểm soát tốt chất lượng đào tạo của các trường. GDĐH cần gắn kết tốt hơn với doanh nghiệp, mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và doanh nghiệp; gắn kết các cơ sở giáo dục, đào tạo với các tổ chức khoa học - công nghệ. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp có thể liên kết, đầu tư, hỗ trợ các trường đại học theo hình thức đặt hàng. Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH nhằm đánh giá, xếp hạng các trường đại học.

Theo Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ, ngoài việc đổi mới cơ chế, chính sách, toàn ngành sẽ triển khai các hoạt động nhằm tăng cường quản lý quy hoạch mạng lưới, gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội. Bộ GD và ĐT sẽ định kỳ công khai minh bạch kết quả kiểm định chất lượng; rà soát các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh; rà soát, công khai tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, các sản phẩm khoa học - công nghệ của các trường.

Các trường đại học triển khai đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển tư duy sáng tạo của học viên. Tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính GDĐH để các trường tự xác định mức học phí tương xứng với chất lượng đào tạo. Ngoài ra, cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các nội dung khác nhau của quá trình đào tạo. Xây dựng cơ chế để các trường đại học có trách nhiệm về sản phẩm là sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động chứ không chỉ khi tuyển sinh thì hứa hẹn rất nhiều, đào tạo xong lại hết trách nhiệm.

Bộ GD và ĐT cùng Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ khác cần phối hợp để đẩy mạnh đề án về đổi mới sáng tạo trong các trường đại học và tăng cường liên kết đào tạo giữa viện, trường, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong GDĐH.