Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì ?


Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra với những người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ do lối sống ít vận động và chế độ ăn uống chưa khoa học. Cần phải điều chỉnh kịp thời để có thể phòng tránh căn bệnh này. Vậy bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp (hay còn gọi là đĩa đệm khớp gối). Chúng nằm giữa các xương chân có chức năng khi bạn di chuyển mà không làm tổn thương. Khi đĩa đệm thoái hóa sẽ làm giảm khả năng đệm khiến đầu gối bị tổn thương, khó khăn trong việc đứng, xoay và di chuyển.



Theo thời gian, sụn khớp dần bị thoái hóa khiến khớp không thể hoạt động tốt. Từ đó, xương dưới sụn thay đổi tiêu cực về cấu trúc, hình dạng và tạo ra những vết nứt nhỏ trong xương. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến xương và sinh họat hằng ngày. Thậm chí, nếu nặng hơn dẫn đến việc không thể đi lại và hoạt động bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối phổ biến là: tuổi tác, chấn thương, béo phì, làm những việc nặng và các yếu tố bệnh lý khác.
  • Tuổi tác

Những người có tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh sụn khớp, khả năng đàn hồi giảm và chịu lực kém.
  • Chấn thương

Do các chấn thương từ tai nạn, lao động hoặc chơi các thể thao vận động mạnh, ảnh hưởng đến dây chằng, gân và các dịch bao quanh khớp. Từ đó, dễ dẫn đến việc mắc phải bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Do thừa cân, béo phì

Khi trọng lượng cơ thể tăng, các sụn khớp không chịu được sức nặng nên dẫn đến việc phân hủy các sụn.
  • Do bệnh lý

Những người mắc bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, đau bánh chè,…rất dễ đẫn đến thoái hóa khớp gối.
  • Làm những công viêc nặng

Những người lao động chân tay hay khuân vác những vật dụng nặng. Về lâu dài, các sụn khớp giữa các đầu gối sẽ bị mài mòn, không còn khả năng chống chịu và dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Để phòng ngừa và hạn chế mắc bệnh thoái hóa cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh hiệu quả, bạn nên lập ra những chế độ dinh dưỡng phù hợp như:​
  • Rau, lá màu xanh đậm

Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng chứa vitamin A, C, E, kali, magie và canxi. Bên cạnh đó, chúng có hàm lượng oxy hóa cao làm chậm sự thoái hóa của sụn, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn có thể lựa chọn những loại rau như rau diếp, tỏi tây, bông cải xanh hoặc cải xoăn.


  • Các loại nấm

Đối với người cao tuổi, các món ăn chế biến từ nấm rất được yêu thích, Không chỉ làm món ăn, mà có công dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh như ung thư, tim mạch, chống lão hóa,…là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. 

Nấm mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, trong nấm còn chứa một loại polysaccharide có khă năng ức chế các khối u, tăng cường hệ miễn dịch. Nấm hướng có tác dụng chống viêm, chứng chân tay tê bại và chữa cơ thể bị suy nhược rất tốt.​


  • Rau quả và trái cây:

Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào giúp làm giảm khả năng viêm nhiễm do quá trình oxy hóa diễn ra ở thành mạch máu.
Khẩu phần ăn trái cây và rau quả khác nhau dựa trên độ tuổi, giới tính và hoạt động của mỗi người. 

Người lớn cần ăn khoảng 1 đến 2 ly trái cây và 2-3 chén rau mỗi ngày. Khi nói đến các loại thực phẩm này, một chuyên gia dinh dưỡng có nhiều năm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh khớp tại trung tâm y tế Bayview Johns Hopkins ở Baltimore đã bình chọn những loại thực phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân bị khớp dựa trên các màu sắc:



- Xanh đậm: rau bina, rau xanh và bông cải xanh.

- Đỏ: dâu tây, anh đào, cà chua và củ cải đỏ.

- Vàng: chuối, bí

- Màu cam: khoai lang, bí, cam và cà rốt
  • Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, giúp tăng cường mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và điều này dĩ nhiên rất có lợi cho người bệnh viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D thấp với nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp đồng thời cũng có sợi dây liên kết giữa bệnh thoái hóa khớp và loãng xương.
  • Thêm thực phẩm chứa axit béo omega-3

Axit béo omega-3 là chất béo tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa khớp hoặc các rối loạn viêm khác.

Omega-3 có thể giúp giảm viêm bằng cách ức chế quá trình sản xuất cytokine và enzyme - những chất làm tổn thương sụn.



Một số loại thực phẩm giàu omega-3 mà bạn không nên bỏ qua như: cá hồi tươi, cá trích, cá thu, cá cơm, hạt lanh và dầu hạt lanh, quả óc chó…

Những thực phẩm nên kiêng khi bị mắc bệnh

Nếu bạn đang gặp tình trạng thoái hóa khớp gối. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, không phải những thực phẩm giúp bạn chữa khỏi thoái hóa khớp hoàn toàn. Nhưng bạn cần kiêng những loại thức ăn dưới đây để tránh gây viêm đau và bệnh trở nên nặng hơn.
  • Thực phẩm chiên

Những thực phẩm chiên nên hạn chế đến mức tối đa. Đặc biệt với những người bị bệnh khớp gối, chúng sẽ gây tình trạng viêm nặng và tăng cân. Bạn nên thay thế bằng trái cây tươi và rau tươi ăn sống hoặc nấu chín.


  • Đường và carbohydrate

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường và carbohydrate sẻ sản sinh glycation, làm tổn thương các protein trong cơ thể bạn. Ngoài ra, đường gây hạn chế trong việc tiếp thu canxi và hệ xương khớp yếu đi.
  • Thức ăn chế biến sẵn

Những thực phẩm trên kệ luôn là mối nguy hiểm đối với những người bị bệnh thoái hóa khớp gối. Chúng sẽ tác động xấu lên tình trạng khớp gối.
  • Thuốc lá và bia rượu

Thuốc lá làm xuất hiện các viêm khớp, gây nên thoái hóa khớp gối trầm trọng. Việc tiêu thụ rượu bia nhiều gây nên nhiều bệnh gout, viêm khớp và làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.



Như vậy, chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến sự cải thiện của bệnh thoái hóa khớp gối. Hơn nữa, bạn nên thay đổi thói quen và lối sống lành mạnh để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng thoái hóa khớp gây ra.


Không có nhận xét nào:
Write nhận xét