Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

5 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả



Đau nhức xương khớp không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Người bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị và phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả mà không gây hại đến sức khỏe. 5 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp được chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức, thoải mái vận động.

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Để khắc phục những triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể tìm hiểu các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp dưới đây.

1.Cây xấu hổ (hoa mắc cỡ hay còn gọi là hoa trinh nữ)

Cây xấu hổ có thân nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là khi bạn chạm tay vào, lá sẽ cụp rủ xuống. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá.


  • Rễ xấu hổ có thể thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
  • Cành lá thu hái xong có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
  • Để chữa đau nhức xương khớp, bạn có thể lấy rễ cây xấu hổ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao lên cho thơm. Mỗi lần uống, lấy khoảng 20 – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống 2 lần trong ngày.

2.Cây Lá Lốt 

Lá lốt là cây rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Lá của loài cây này thường được dùng làm gia vị khi chế biến các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, Lá Lốt còn có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.


  • Bộ phận dùng: Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
  • Tính vị và tác dụng: Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
  • Công dụng: Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.

3.Cây Cỏ Xước

Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Cỏ Xước có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.


  • Bộ phận dùng: Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
  • Tính vị và tác dụng: Theo y học cổ truyền Cỏ Xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm.
  • Công dụng: Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.

4.Đỗ trọng

Vỏ thân của cây đỗ trọng có màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy có những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. Quả hình thoi dẹt, màu nâu.

Đỗ trọng là vị thuốc có tác dụng bổ gan thận, làm mạnh gân cốt, ngoài ra đỗ trọng còn được phối chế với nhiều vị thuốc khác để làm thuốc chữa bệnh.



Để chữa bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng, bạn có thể thực hiện như sau: 
  • Lấy 320g đỗ trọng, đan sâm 320g, xuyên khung 200g.
  • Tất cả thái vụn rồi ngâm với 1 lít rượu trắng. 
  • Sau 5 ngày thì dùng được, uống nóng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Ngoài ra, bạn có thể chế biến đỗ trọng thành món ăn, dùng đỗ trọng 50g, gan lợn 200g để nấu. Gan lợn rửa sạch, xát muối, thái miếng nhỏ rồi nấu cùng với đỗ trọng. Khin chín nêm thêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái. Bài thuốc này có tác dụng trị gan yếu, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần.

5.Thổ phục linh


Thổ phục linh còn có tên khác là khúc khắc, là một loại dây leo sống lâu năm, thân dài 4 – 5m, có thể tới 10m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài.


  • Để làm thuốc, người ta thường lấy thân, rễ phơi hay sấy khô. 
  • Mỗi ngày dùng 10 – 12g sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác (tùy vào thể bệnh và cơ địa mỗi người).
  • Dùng 20g thổ phục linh, thiên niên kiện, đương quy mỗi vị 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống để chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.



Lưu ý: Cây thuốc nam chữa xương khớp tuy hiệu quả nhưng có tác dụng chậm. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện, đồng thời phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng bất kỳ loại cây thuốc nào.


Không có nhận xét nào:
Write nhận xét